Lịch sử Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

Thế kỉ 20

Đội Dự bị Cảnh sát, ngày 3 tháng 5 năm 1952

Sau khi thua trận trong Thế chiến lần thứ hai thì quân đội Nhật Bản bị giải tán. Nhật Bản bị Hoa Kì chiếm đóng và chỉ có cảnh sát để trị an và phòng chống phạm tội. Tuy nhiên tình thế căng thẳng trầm trọng thêm ở châu Á và châu Âu cùng các cuộc đình công và biểu tình của phe chủ nghĩa xã hội khiến cho một vài lãnh tụ bảo thủ đòi lập lại quân đội. Giới chính trị Nhật Bản càng tin đất nước cần phải có quân đội riêng khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, quân chiếm đóng tham chiến, Nhật Bản mất gần hết năng lực quốc phòng. Hoa Kì tán thành kế hoạch tự vệ của Nhật Bản. Tháng 7 năm 1950 chính phủ Nhật thiết lập Đội Dự bị Cảnh sát (警察予備隊, Keisatsu-yobitai) bao gồm 75.000 người có vũ khí bộ binh nhẹ.[12][13] Năm 1952 thành lập Đội Cảnh bị Bờ biển (海上警備隊, Kaijō Keibitai).[14][15]

Máy bay huấn luyện Lockheed T-33 của Lực lượng Phòng vệ Đánh không vào ngày 15 tháng 5 năm 1955

Nhật Bản biết rõ để giữ gìn đất nước cần phải có Hoa Kì trợ giúp. Ngày 8 tháng 9 năm 1951 hai nước kí Hiệp ước Bảo an. Hiệp ước cho phép quân Hoa Kì đóng ở Nhật Bản hành động khi nước ngoài lấn áp Nhật Bản, còn các mối đe dọa trong nước và thiên tai thì do các lực lượng của Nhật đối phó. Hoa Kì được ra tay để gìn giữ hoà bình ở Đông Á và can thiệp chính trị nội bộ của Nhật Bản. Giữa năm 1952 Đội Dự bị Cảnh sát có thêm 35.000 người.[16] Đội Cảnh bị Bờ biển được lập lại thành hải quân ấu trĩ.

(1) Nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hòa bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền dân tộc và các hành vi vũ lực hoặc các hành vi đe dọa bằng vũ lực.
(2) Để thực hiện các mục tiêu của Khoản trước, lục quân, hải quân và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không bao giờ được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận.

Hiến pháp năm 1947 được chính quyền chiếm đóng phê chuẩn[17] cấm Nhật Bản tuyên chiến để giải quyết tranh chấp quốc tế và không cho giữ lục quân, hải quân, không quân, hay tiềm năng quân sự khác.[1] Tuy nhiên những chính phủ về sau cho rằng Nhật Bản vẫn còn quyền tự vệ và dần dần phát triển Lực lượng Phòng vệ, được Hoa kì khuyến khích.

Ngày 1 tháng 7 năm 1954 Sở Phòng vệ thành lập. Sau đó Đội Dự bị Cảnh sát được cải tổ thành Lực lượng Phòng vệ Đánh bộ tức là lục quân, Đội Cảnh bị Bờ biển cải tổ thành Lực lượng Phòng vệ Đánh biển tức là hải quân,[14][15]Lực lượng Phòng vệ Đánh không tức là không quân được thành lập. Tướng Keizō Hayashi được bổ nhiệm làm chủ tịch đầu tiên của Hội đồng Tham mưu.[1]

Ngày 6 tháng 1 năm 1955 Lực lượng Không quân Viễn Đông của Không quân Hoa Kì thông báo sẽ giao 85 máy bay cho không quân mới của Nhật Bản, trang bị quân sự đầu tiên của lực lượng.[18]

Ngày 19 tháng 1 năm 1960 Hoa Kì và Nhật Bản kí Hiệp ước Hợp tác và Bảo an. Hoa Kì phải báo Nhật Bản trước khi điều động quân đội và không được can thiệp chính sự nội bộ của Nhật Bản.[19] Hai nước phải giúp đỡ lẫn nhau nếu lãnh thổ Nhật Bản bị tấn công. Hiệp ước quy định một nước lâm nguy là cả Hoa Kì lẫn Nhật Bản đều gặp nguy hiểm, nên hai nước cần phải có năng lực kháng chiến; Hoa Kì có cớ đặt căn cứ quân sự ở Nhật Bản vậy. Liên minh giữa Nhật Bản và Hoa Kì tồn tại lâu hơn bất kỳ liên minh nào khác giữa hai cường quốc kể từ năm 1648.[20]

Năm 1983 Thủ tướng Nhật Nakasone Yasuhiro hứa sẽ biến Nhật Bản thành “tàu sân bay không thể đánh chìm ở Thái Bình Dương” để giúp Hoa Kì chống máy bay ném bom của Liên Xô.[21][22]

Mặc dù không bị hiến pháp cấm có vũ khí hạt nhân, vì là nước duy nhất bị đánh bom hạt nhân nên Nhật Bản quyết tâm không bao giờ mắc lại tai hoạ nguyên tử. Luật Năng lượng hạt nhân năm 1956 cấm nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích không hoà bình. Từ năm 1956 Nhật Bản thi hành chính sách “ba không”: không sở hữu vũ khí hạt nhân, không sản xuất vũ khí hạt nhân, không nhập khẩu vũ khí hạt nhân. Năm 1976 Nhật Bản phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và nhắc lại sẽ không bao giờ “phát triển, sử dụng vũ khí hạt nhân hay cho phép vận chuyển qua lãnh thổ Nhật Bản”. Tuy nhiên tục xem Nhật Bản là “có năng lực hạt nhân”, tức là có thể phát triển vũ khí hạt nhân trong một năm nếu tình huống chính trị xấu kém thêm đáng kể, do sở hữu công nghệ cao cấp cùng nhiều nhà máy điện hạt nhân.[23] Nhiều nhà phân tích xét Nhật Bản là nước hạt nhân trên thực tế,[24][25] đùa rằng chỉ cần chìa vít là có được vũ khí hạt nhân,[26][27] bom thực ra nằm trong tầng hầm.[28]

Ngày 28 tháng 5 năm 1999 Nhật Bản thông qua luật cho phép Lực lượng Phòng vệ tham gia “hậu phương” nếu Hoa Kì tiến hành chiến tranh liên hệ tới “vấn đề của khu vực.”[29]

Thế kỉ 21

Ngày 9 tháng 1 năm 2007 Cục Phòng vệ (防衛庁) trực thuộc Phủ Nội các được nâng cấp thành Bộ Quốc phòng (防衛省).[30] Hoạt động nước ngoài của Lực lượng Phòng vệ được liệt từ “việc khác” thành “nhiệm vụ cơ bản”, về cơ bản thay đổi bản chất của lực lượng vì không còn chỉ mang tính chất quốc phòng nữa. Nay Lực lượng Phòng vệ Đánh biển có thể hoạt động trên toàn thế giới, như phòng chống cướp biển. Cùng năm Thủ tướng Abe Shinzō tuyên bố hiến pháp Nhật Bản không cấm tất cả vũ khí hạt nhân miễn là được giữ ở mức ít nhất và mục đích có hạn.[31]

Tháng 7 năm 2010 căn cứ nước ngoài đầu tiên của Nhật Bản sau Thế chiến lần thứ hai thành lập ở Djibouti, Somalia.[29]

Ngày 18 tháng 9 năm 2015 Quốc hội Nhật Bản thông qua luật cho phép Lực lượng Phòng vệ bảo vệ các nước đồng minh trong lúc chiến đấu lần đầu tiên kể từ năm 1947. Lực lượng Phòng vệ được cung cấp vật liệu cho các nước đồng minh tham chiến trên phạm vi quốc tế và bảo vệ các cơ sở vũ khí nước ngoài góp phần bảo vệ Nhật Bản. Lý do đưa ra là không bảo vệ hay trợ giúp nước đồng minh sẽ làm suy yếu liên minh giữa các nước và gây nguy hiểm cho Nhật Bản. Đây là những thay đổi quốc phòng lớn nhất của Nhật Bản kể từ Thế chiến lần thứ hai.[32]

Tháng 5 năm 2017 Thủ tướng Abe Shinzo hứa sẽ sửa đổi Điều 9 Hiến pháp trước khi năm 2020 kết thúc, là điều khoản cấm Nhật Bản tuyên chiến để giải quyết tranh chấp quốc tế. Thủ tướng Shidehara Kijūrō viết Điều 9 dưới sự giám sát của chính quyền chiếm đóng.[33][34][35]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản http://ajw.asahi.com/article/behind_news/politics/... http://www.asahi.com/ajw/articles/AJ201810140027.h... http://www.foreignaffairs.com/articles/66150/georg... http://www.japantoday.com/jp/news/424456 http://rekishi.jkn21.com/ http://www.largeassociates.com/R3126-A1-%20final.p... http://www.marinebuzz.com/2009/03/15/somali-piracy... http://www.nbcnews.com/storyline/fukushima-anniver... http://www.ndtv.com/world-news/japan-approves-reco... http://articles.philly.com/1986-12-31/news/2607043...